LUẬT TIẾP CÔNG DÂN, HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐƯƠC XÂY DỰNG TỪ YÊU CẦU THỰC TIỄN

Luật tiếp công dân ra đời đã tạo ra bước ngoặt mới trong công tác tiếp dân cũng như công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trước những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tiếp dân công . Luật tiếp Công dân 2013 có nhiều điểm mới tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiếp công dân, đáp ứng được các yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống.

Trước khi Lut tiếp công dân có hiu lc thi hành đã có nhiu Văn bn quy đnh v vic tiếp công dân như: Quy đnh v tiếp công dân ti Chương V ca Lut khiếu ni, t cáo s 09/1998/QH10 đã được sa đi, b sung mt s điu theo Lut s 26/2004/QH11 và Lut s 58/2005/QH11, Chương V ca Lut khiếu ni s 02/2011/QH13. Lut tiếp công dân 2013 ra đi đã to ra hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh về tổ chức và tiếp công dân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, để từ đó nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành cũng như những người có trách nhiệm khác trong việc tiếp dân, góp phần giải quyết chặt chẽ các vấn đề của dân đảm bảo công khai, dân chủ; các quy định v quyn và nghĩa v ca ca người đến khiếu ni, t cáo, kiến ngh, phn ánh; trách nhim ca người tiếp công dân đã khc phc được nhng thiếu sót trong các văn bn quy đnh v tiếp công dân trước đó. 

Bên cạnh đó ngày 26/6/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2014 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân tạo những thuận lợi mới khi Luật đi vào đời sống.

Luật tiếp công dân 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, gồm 9 chương với tổng số 36 điều, cụ thể như sau:

Chương I: “Quy định chung”, gồm 6 điều, từ Điều 1 đến Điều 6. Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, nguyên tắc tiếp công dân, trách nhiệm tiếp công dân, quản lý công tác tiếp công dân và các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II: “Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân”, gồm 3 điều, từ Điều 7 đến Điều 9. Chương này quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân và những trường hợp được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân.

Chương III: “Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương, Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; việc tiếp công dân cấp xã” : gồm 6 điều, từ Điều 10 đến Điều 15 . Chương này quy định về Trụ sở tiếp công dân, tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương; tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân; việc tiếp công dân ở xã, phường, thị trấn.

Chương IV: “Tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước” gồm 4 điều, từ Điều 16 đến Điều 19.Chương này quy định về việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước, tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân.

Chương V: “Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, gồm 4 điều, từ Điều 20 đến Điều 23. Chương này quy định về việc tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết các vấn đề này.

Chương VI: “Hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân”, gồm 5 điều, từ Điều 24 đến Điều 28, trong đó quy định về công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; tiếp và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết;trách nhiệm thông báo cho Ban tiếp công dân, người tiếp công dân về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Chương VII: “Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung”, gồm 4 điều, từ Điều 29 đến Điều 32. Chương này quy định về trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân; trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Chương VIII: “Điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân”, gồm 2 điều, từ Điều 33 đến Điều 34, trong đó quy định về điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân và tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân.

Chương IX: “Điều khoản thi hành”, gồm 2 điều, Điều 35 quy định về hiệu lực thi hành và Điều 36 quy định về hướng dẫn thi hành Luật tiếp công dân. 

         Đặc biệt trong đó có một số điểm mới mà từ trước các văn bản pháp luật quy định về tiếp dân chưa có được quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 7 đó là:

"d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

đ)Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch."

Tổ chức tiếp công dân lần đầu tiên có khái niệm Ban tiếp công dân, được quy định tại Khoản 3 Điều 10, cũng như quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân được quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 14, đó là:

         Khoản 3 Điều 10 quy định: "3. Ban tiếp công dân được thành lập để trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân ở mỗi cấp…..”

Khoản 3, Khoản 4 Điều 14 quy định:

"3. Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và cơ quan, tổ chức hữu quan khác chuẩn bị cho lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân.

4. Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người có trách nhiệm đến Trụ sở tiếp công dân để phối hợp tham gia tiếp công dân khi có vụ việc phức tạp hoặc trong trường hợp cần thiết khác."

Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp dân có một số điểm mới được quy định tại Điểm c, Điểm đ Khoản 1 Điều 18, đó là:

"c) Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên;

d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung;"

Ngoài ra, Luật tiếp công dân còn quy định: “Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan thanh tra các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung”.

Bên cạnh đó tại chương III ở Khoản 5 điều 11, khoản 5 Điều 12, khoản 5 điều 13, khoản 2 Điều 15 quy định rõ việc tiếp công dân của các chức danh Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở cấp mình ít nhất 01 ngày trong 01 tháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện ít nhất 02 ngày trong 01 tháng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 01 ngày trong 01 tuần…. và đều thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3, Điều 18 của Luật này.

Luật tiếp công dân năm 2013 ra đời góp phần hoàn thiện hệ thống Văn bản, Pháp luật về tiếp công dân; khắc phục được những thiếu sót, nhược điểm  của những văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực này trước đó đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc tiếp công dân, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đồng thời phát huy hơn nữa việc thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội.

Thanh tra

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
25 người đang online