12/07/2016 | lượt xem: 10 Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lạ. Đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta, chủ trì hội nghị có đồng chí Trần Văn Quý, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tư pháp cùng lãnh đạo một số sở, ngành; đại diện lãnh đạo một số Tòa án nhân dân, Chi Cục thi hành án dân sự cấp huyện. Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai nghị quyết 107 của Quốc hội về thực hiện chế định thừa phát lại tại điểm cầu tỉnh Hưng Yên Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp và nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Ngày 14/11/2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, thành phố Hồ Chí Minh được chọn thí điểm thực hiện chế định Thừa phát lại từ năm 2010. Ngày 23/11/2012, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, trong đó đã giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 địa phương (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long) với 53 Văn phòng Thừa phát lại được thành lập. Tính đến ngày 30/9/2015, các Văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt được 939.544 văn bản, lập 42.911 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 885 việc, trực tiếp tổ chức thi hành án 378 vụ việc, đạt tổng doanh thu là 135 tỷ 862 triệu 202 nghìn đồng. Theo báo cáo của Chính phủ, sau 5 năm thực hiện thí điểm, hoạt động tống đạt của Thừa phát lại đã giúp giảm tải công việc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử và thi hành án. Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại đã tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình tố tụng. Đồng thời, vi bằng do Thừa phát lại lập cũng góp phần bổ sung nguồn chứng cứ, giúp các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế tranh chấp giữa các bên liên quan, tạo cơ sở để cơ quan tài phán xem xét, giải quyết vụ việc một cách khách quan, đúng pháp luật. Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại đã giúp người dân có thêm công cụ hỗ trợ tích cực để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tổ chức thi hành án, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, hỗ trợ tích cực cho hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Hoạt động trực tiếp tổ chức thi hành án của Thừa phát lại đã tạo điều kiện để người dân có thêm sự lựa chọn phù hợp với mong muốn, niềm tin của mình khi yêu cầu thi hành án dân sự; góp phần giảm tải cho cơ quan thi hành án dân sự, từ đó nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động này. Phát biểu tại hội nghị quán triệt, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh, việc thực hiện chính thức chế định Thừa phát lại ở nước ta theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 là cần thiết, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thực tiễn và chủ trương cải cách tư pháp, cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW và Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, cũng như phù hợp với xu thế chung của các nước có truyền thống luật thành văn như nước ta. Nghị quyết đã chính thức cho ra đời một nghề mới trong thị trường dịch vụ pháp lý, tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình tố tụng. Nghị quyết cho thực hiện chính thức chế định này đã khắc phục một số tồn tại, hạn chế mà trước đây trong giai đoạn thí điểm gặp phải; góp phần thực hiện tốt hơn chế định này. Văn phòng
Lễ kết nạp Đảng viên của Chi bộ phòng Xây dựng văn bản - Phổ biến, giáo dục pháp luật và Chi bộ Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản.
Hội nghị Sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm 2018 và học tập các Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII của Đảng
Bộ Tư pháp tổ chức cuộc thi "Sáng kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả cho thanh thiếu niên